5 cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn

La chn cách chữa bàn chân bt ở người lớn thường phụ thuc vào mđộ ảnh hưởng ca bnh đối vi cuc sng ca người bnh.

Trên thực tế, có nhiều người có thể chung sống với tật bàn chân bẹt đến suốt đời mà không gặp vấn đề gì cả. Tuy nhiên, khi các triệu chứng bàn chân bẹt gây khó chịu hoặc đau nhức ở những bộ phận khác trên cơ thể, đó là dấu hiệu của những rối loạn tiềm ẩn và cho thấy chứng bàn chân bẹt cần phải được được trị liệu.

Trong bài viết bên dưới, hãy cùng tham khảo các thông tin quan trọng về năm cách điều trị bàn chân bẹt phổ biến nhất hiện nay.

I. Bàn chân bẹt nguy hiểm ra sao?

Một trong những triệu chứng phổ biến của bàn chân bẹt là đau bàn chân. Và khi bệnh tiến triển, các cơn đau còn ngầm tấn công nhiều bộ phần khác trên cơ thể như:

  • Đau ở khớp đầu gối và khớp hông
  • Vòm bàn chân, vị trí ở giữa bàn chân
  • Bắp chân
  • Cẳng chân

Điều này có thể khiến những người bị bàn chân bẹt luôn phải chịu những cơn đau nhức dày vò. Đôi khi, chúng còn ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, bàn chân bẹt còn là một trong những nguyên nhân góp phần khiến các triệu chứng những bệnh dưới đây thêm trầm trọng, như:

  • Viêm gân Achilles
  • Viêm khớp ở mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Biến dạng ngón chân cái
  • Viêm cân gan chân
  • Viêm dây chằng ở lòng bàn chân
  • Viêm gân chày sau

II. 5 Phương pháp điều trị bàn chân bẹt

1. Nắn chỉnh xương

Nắn chỉnh xương hay trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để điều trị các vấn đề về cơ và khớp, bao gồm:

  • Di chuyển các khớp vào các vị trí khác nhau
  • Kéo hoặc căng cơ theo các hướng khác nhau
  • Sử dụng tay để tác động lực lên các cơ, xương và khớp

Điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh xương không gây đau đớn nhưng có thể để lại những di chứng sau mỗi buổi điều trị như nhức mỏi, đau nhức cơ hay mệt rã người. Các di chứng này thường nhẹ và sẽ khỏi trong vài ngày.

Một lưu ý dành cho những ai muốn sử dụng phương pháp này để chữa bàn chân bẹt là phải đến những bệnh viện hoặc trung tâm chuyên về nắn chỉnh xương để khám lâm sàng và điều trị vì nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn như không vận động được.

2. Phẫu thuật

Một số bệnh như viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường có thể khiến tật bàn chân bẹt phát triển và gây ra biến dạng xương hoặc gân. Khi đó, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật bàn chân bẹt để tái tạo cấu trúc khớp xương và định hình lại bàn chân, giúp vòm được nâng đỡ tốt hơn, phục hồi khả năng vận động và cải thiện sức khỏe tinh thần, cũng như thể chất của người bệnh.

Quy trình phẫu thuật thực tế có thể thay đổi theo nguyên nhân gây ra bệnh, tình trạng bàn chân và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Mặc dù phẫu thuật là giải pháp lâu dài cho hội chứng bàn chân bẹt nhưng phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Thời gian phục hồi lâu, người bệnh phải chịu đựng các cơn đau trong khoảng 6 đến 8 tuần
  • Thời gian bó bột sau phẫu thuật dài
  • Nguy cơ đông máu và tổn thương thần kinh
  • Khả năng các vết mổ hoặc xương không lành lại một cách chính xác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng

3. Mang giày định hình

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, một số đôi giày cho bàn chân bẹt đã được sản xuất để có thể định hình bàn chân, hỗ trợ người bệnh được thoải mái hơn trong việc vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, một số dụng cụ như đế lót giày hoặc nẹp chỉnh hình cũng được bày bán ở nhiều nơi. Công dụng chính của những dụng cụ này là trở thành trang bị của vòm chân, giúp giảm áp lực lên vòm và giảm đau nếu bàn chân lăn vào trong quá nhiều.

4. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu chủ yếu tập trung vào việc sửa lại trị trí vòm chân và giảm các cơn đau do bàn chân bẹt gây ra. Sau đây là một số bài tập phổ biến:

Kéo dãn gót chân

  • Đứng một chân trước, một chân sau và tựa tay vào tường
  • Nhấn mạnh cả hai gót chân xuống sàn
  • Giữ thẳng cột sống, uốn cong chân trước và đẩy người vào tường hoặc chỗ dựa, chân sau và gân Achilles sẽ có cảm giác căng
  • Giữ tư thế này trong 30 giây.

Bài tập bóng gôn

  • Ngồi thẳng lưng trên ghế và đặt một quả bóng gôn dưới chân
  • Lăn bóng dưới chân, lưu ý là tập trung vào vòm
  • Thực hiện liên tục từ 2 đến 3 phút.
  • Sau đó thực hiện với chân ngược lại

Bài tập nâng vòm chân

  • Đứng thẳng chân và giữ cho các ngón chân tiếp xúc với sàn
  • Dồn trọng lượng cơ thể ra rìa ngoài của bàn chân và từ từ nâng vòm lên hết mức có thể.
  • Sau đó thả chân xuống trở lại
  • Thực hiện như vậy từ 2 đến 3 lần và tập bài này từ 10 đến 15 lần trong mỗi buổi tập.

5. Tập thể dục tại nhà

Ngoại trừ việc tập vật lý trị liệu với các bác sĩ chỉnh hình và phục hồi chức năng, những người bị bàn chân bẹt cũng có thể tự tập các bài tập nhẹ ở nhà để tăng cường khả năng hoạt động của vòm. Sau đây là hai bài tập chân mà người bệnh hoàn toàn có thể tự vận động tại nhà:

  • Nâng bắp chân: Đứng trên một chiếc đệm thấp và từ từ nâng cao rồi hạ xuống gót chân. Thực hiện như vậy từ 2 đến 3 lần và tập bài này từ 15 đến 20 lần trong mỗi buổi tậ Lưu ý là người bệnh nên đứng cạnh tường hoặc ghế để giúp giữ thăng bằng.
  • Nâng ngón chân: đứng thẳng, nhấn ngón chân cái xuống sàn, sau đó nhấc bốn ngón chân còn lại lên và ngược lạ Thực hiện như vậy từ 5 – 10 lần cho mỗi bàn chân.

Bên cạnh việc sử dụng một trong năm phương pháp trị liệu trên, những ai có tật bàn chân bẹt có viêm khớp dạng thấp cũng có thể tham khảo sử dụng thêm thuốc Glucosamine Sulfate dạng tinh thể. Glucosamine hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm khớp, một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng sự phát triển của tật bàn chân bẹt.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn và đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp.

Exercises for Flat Feet

https://www.healthline.com/health/flat-feet-exercises

All About Surgery for Flat Feet: Pros and Cons

https://www.healthline.com/health/flat-feet-surgery

What’s to know about flat feet?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/168608

What is overpronation?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320383

What You Should Know About Flat Feet

https://www.healthline.com/health/pes-planus

0/5 (0 Reviews)

Các bài liên quan

Thoát vị đĩa đệm là gì, thường gặp ở vị trí nào?

Thoát vị đĩa đệm là gì, thường gặp ở vị trí nào?

Thoát vị đĩa đệm là gì? Đây là một tình trạng phổ biến, dẫn đến đau cổ, lưng hoặc chân, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong bài viết bên dưới, hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về căn bệnh này, cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh. I. […]
Mổ thoát vị đĩa đệm nên hay không nên?

Mổ thoát vị đĩa đệm nên hay không nên?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường và gây chèn ép vào ống sống hoặc các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có mổ thoát vị đĩa đệm. […]
www.otomersin.com - www.eskisehiritiraf.com - www.escortbodrum.pro - www.eskisehirforum.com - www.mersinmeslek.com - https://opusiptv.com - www.escortbursali.com - www.izmirescort.info.tr - www.izmirescort.biz.tr - www.mersinescortelif.com -

Personel Sağlık Net