Bàn chân bẹt là hội chứng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, có thể gây đau nhức và ảnh hưởng đến việc đi lại. Trong bài viết bên dưới, hãy cùng tìm hiểu tất tần tật các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách điều trị hội chứng bàn chân bẹt.
Khi mới ra đời, đa số các trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt bẩm sinh và đến khoảng 6 tuổi, vòm chân mới bắt đầu hình thành. Các vòm chân hoạt động giống như một chiếc lò xò, giúp phân bổ đều trọng lượng cơ thể lên chân và bàn chân trong lúc di chuyển.
Cấu trúc của vòm thường chắc chắn và linh hoạt để thích ứng với nhiều loại bề mặt khác nhau.
Bàn chân bẹt là tình trạng một hoặc cả hai bàn chân đều không có vòm nên khi đứng thẳng, các tấm đệm của bàn chân bị ép xuống đất và không thể nhìn thấy vòm. Hai bàn chân sẽ có xu hướng lăn vào bên trong những lúc đứng hoặc đi. Sau đây là ba loại bàn chân bẹt phổ biến:
Mặc dù, đa số trẻ em đều có biểu hiện bàn chân bẹt lúc chào đời, nhưng theo thời gian, vòm sẽ hình thành và phát triển bình thường. Nếu trẻ bị bệnh bàn chân bẹt và không phát triển vòm, nguyên nhân có thể là:
Ở người lớn, nguyên nhân dẫn đến tật bàn chân bẹt bao gồm:
Đau bàn chân là một trong những dấu hiệu phổ biến của bàn chân bẹt. Đây là hậu quả của việc căng cơ và giãn dây chằng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, người bị bàn chân bẹt còn có thể gặp phải các cơn đau khớp, đầu gối và hông do tình trạng căng cơ bất thường gây ra.
Mặt khác, một số dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ em, bao gồm:
Bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng đến tư thế đứng của một người khi người đó đi bộ, đứng yên hay chạy. Do đó, chúng có thể làm tăng khả năng phát triển các cơn đau ở hông, đầu gối và mắt cá chân. Ngoài ra, một số bộ phận vòm bàn chân, bắp chân, cẳng chân có thể bị đau do ảnh hưởng của hội chứng này.
Bàn chân bẹt cũng có thể trở thành nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:
Trong một số trường hợp, xương không phát triển đúng cách, dẫn đến bé bị bàn chân bẹt từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra và sử dụng phương pháp phẫu thuật để tách các xương hợp nhất. Ngược lại, đa số các trường hợp bàn chân bẹt còn lại đều không cần điều trị hoặc điều trị các triệu chứng bằng phương pháp không xâm lấn như:
Bên cạnh đó, nhằm ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt tiến triển xấu gây ra như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, một số trường hợp có thể sử dụng Glucosamine trong quá trình điều trị.
What’s to know about flat feet?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/168608
Flat Feet
https://familydoctor.org/condition/flat-feet/
Flat Feet
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17005-flat-feet
Flat feet in children
https://www.rch.org.au/uploadedFiles/Main/Content/rheumatology/Flat_feet_in_childr en.pdf