Bị đau nhói ở lòng bàn chân là tình trạng rất phổ biến, có thể làm gián đoạn cuộc sống của bất kỳ ai.
Trong giải phẫu học, bàn chân có cấu tạo khá phức tạp với nhiều bộ phận gồm xương, khớp, gân, cơ và dây chằng. Các bộ phận này phối hợp nhịp nhàng với nhau, giúp bạn cân bằng trọng lượng cơ thể, đứng vững và đi lại dễ dàng. Trong đó, lòng bàn chân là nơi chịu nhiều áp lực và cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương.
Vậy làm thế nào để bảo vệ lòng bàn chân và phòng ngừa các tình trạng đau dưới lòng bàn chân? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết bên dưới. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Khi bị đau lòng bàn chân, đa số nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc giảm đau, nhưng theo các chuyên gia, đây là việc không nên làm. Nhưng làm thế nào để biết nên làm gì và không nên làm gì để tránh tình trạng đau tiến triển nghiêm trọng? Hãy tham khảo những gợi ý tiếp theo.
Danh sách những việc bạn nên làm:
Danh sách những việc bạn không nên làm:
Đây là tình trạng viêm mô sợi ở các mô dọc theo vòm bàn chân (giữa gót chân và ngón chân). Tình trạng viêm này có thể gây ra những cơn đau nhói ở gót chân, đau gan bàn chân trái, phái hoặc đau giữa lòng bàn chân. Viêm cân gan chân thường xảy ra ở những đối tượng sau:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tổn thương dây thần kinh bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là do lượng đường trong máu luôn cao. Bệnh có thể gây ra cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ran ở lòng bàn chân. Nhưng mặt khác, các tổn thương dây thần kinh có thể khiến chân bị tê và mất cảm giác, người bệnh lại không biết đến sự tồn tại của các vấn đề ở chân, nhất là những vết thương hay lở loét ở lòng bàn chân.
Đây là tình trạng hệ thống thần kinh bị tổn thương hoặc hoạt động sai do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó gây ra. Khi bị đau dây thần kinh ngoại biên, lòng bàn chân có thể cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc cảm giác như bị dao đâm.
Đây là chứng đau dây thần kinh do khối u lành tính gây ra. Tình trạng này thường xảy ra khi một người hoạt động quá mức, khi sử dụng giày không vừa size hoặc thường xuyên đi giày cao gót. Khi bị đau do u thần kinh Morton gây ra, các ngón chân có thể bị tê, ngứa ran, hoặc cảm giác như có một viên sỏi hay dị vật chạy dọc theo lòng bàn chân.
Trước tiên, các bác sĩ có thể chạm vào chân, yêu cầu duỗi các ngón chân hoặc đi lại xung quanh để xác định xác định vị trí bị đau và đo độ nhạy của chân. Sau đó, họ có thể chỉ định một số xét nghiệm nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây viêm, bao gồm:
Đa số các cơn đau lòng bàn chân có thể tự hết khi bạn thay đổi lối sống mà không cần áp dụng bất kỳ điều trị y tế nào. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn giảm đau bàn chân theo thời gian:
Hãy pha một chậu nước ấm với một cốc muối Epsom và ngâm chân trong vòng 20 phút, điều này sẽ giúp làm dịu các cơ đau và giảm sưng ở bàn chân. Lưu ý là bạn không nên ngâm chân với nước quá nóng vì sẽ dễ khiến da bị bỏng và rộp.
Một số bài tập kéo giãn có thể giúp giảm đau bàn chân, ngăn ngừa chuột rút và tăng cường sự linh hoạt cho chân:
Đôi giày có thể là thủ phạm khiến bạn bị đau chân vì nhiều lý do như:
Nếu như nhiệt độ cao sẽ giúp các cơ thư giãn và giảm sưng thì nhiệt độ thấp sẽ giúp giảm viêm và giảm đau nhức. Hãy cố gắng chườm đá tại nơi bị đau từ 5 – 15 phút vài lần mỗi ngày để lòng bàn chân đỡ đau hơn.
Một số thuốc giảm đau đường uống không kê đơn mà bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc như:
Trên đây là các biện pháp giúp thuyên giảm cảm giác đau nhức lòng bàn chân tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng vẫn cứ tiếp tục tiến triển và kéo dài nhiều tuần, bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.
The causes and treatment of pain in different parts of the foot
https://www.medicalnewstoday.com/articles/foot-pain#speaking-with-a-doctor
10 Common Causes of Foot Pain
https://www.healthgrades.com/right-care/foot-health/10-common-causes-of-foot-pain
Pain in the bottom of the foot
https://www.nhs.uk/conditions/foot-pain/pain-in-the-bottom-of-the-foot/