Đau khớp bả vai là vấn đề khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Thế nhưng, nhiều người chưa thật sự quan tâm nguyên nhân tình trạng này và liệu các triệu chứng có phải là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng và từ đó tìm cách cải thiện tình trạng bệnh.
Đừng quá lo lắng bởi bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến đau khớp bả vai. Việc nhận biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau bả vai sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Để hiểu rõ đau khớp bả vai là gì và vì sao lại có triệu chứng này, bạn cần biết khớp vai là một trong những khớp có cấu trúc phức tạp nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp phạm vi chuyển động cho vai, cánh tay và một số bộ phận khác trên cơ thể.
Nói sơ qua về giải phẫu học thì khớp vai được tạo nên bởi 3 xương: xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay. Trong đó, xương cánh tay khớp nối với xương bả vai hình thành nên khớp ổ chảo (giúp cánh tay nâng lên, hạ xuống hoặc thực hiện thao tác xoay theo hình tròn dễ dàng) và mỏm cùng vai nối với đầu ngoài xương đòn tạo nên khớp cùng vai đòn (đảm nhiệm vai trò hỗ trợ cho các chuyển động tay qua đầu). Ngoài ra còn một số bộ phận khác như gân, dây chằng, cơ tham gia vào hoạt động của khớp vai và giúp khớp hoạt động.
Cũng vì khớp vai có tần số hoạt động khá thường xuyên cho nên đây cũng là khớp dễ bị tổn thương mà điển hình nhất đó là triệu chứng đau khớp bả vai mà mọi người hay gặp phải. Ngoài biểu hiện đau nhức, nhói trong vai khi vừa ngủ dậy (đôi khi kèm thêm hiện tượng cứng khớp), người gặp triệu chứng này còn có thể thấy vùng vai bị ảnh hưởng sưng đỏ hoặc nghe được âm thanh lạo xạo phát ra khi từ khớp vai.
Cơn đau khớp có đặc điểm là tăng nhiều khi vận động và có thể lan sang những vị trí xung quanh khiến người bệnh khó xác định được vị trí xuất phát của cơn đau.
Theo giới chuyên gia, có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến hiện tượng đau khớp bả vai đó là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân thuộc về bệnh lý. Cụ thể trong mỗi nhóm như sau:
Đau khớp bả vai có thể bắt nguồn từ những thói quen xấu trong sinh hoạt là lao động hằng ngày, điển hình như:
Đau khớp bả vai có phải là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nào hay không? Câu trả lời là “Có” bạn nhé! Một số bệnh lý phổ biến gây nên triệu chứng này bao gồm:
Đau khớp bả vai ngoài những bệnh lý vừa nêu thì còn có thể là triệu chứng của lao xương khớp, bệnh tiểu đường (ảnh hưởng của đường huyết lên dây thần kinh khớp vai)… Bên cạnh đó việc căng thẳng kéo dài sẽ kích thích phản ứng viêm trong cơ thể xảy ra tác động đến nhiều khớp, kể cả khớp bả vai.
Đau khớp bả vai thường gặp ở đối tượng nào là một trong những thắc mắc nhiều người quan tâm. Câu trả lời đó là:
Hướng điều trị đau khớp bả vai sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này cùng mức độ nghiêm trọng của cơn đau vai. Thông thường, bác sĩ sẽ giảm nhẹ triệu chứng đau khớp bả vai bằng cách dùng thuốc, cho người bệnh tập vật lý trị liệu hoặc sử dụng một vài thiết bị y tế hỗ trợ. Trong trường hợp những biện pháp này tỏ ra vô hiệu thì phương án cuối cùng sẽ là phẫu thuật.
Về thuốc sử dụng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một vài thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs). Corticoid dạng uống hoặc tiêm sẽ được dùng khi mà 2 nhóm thuốc vừa nêu không thể đáp ứng nhu cầu giảm đau của người bệnh.
Bên cạnh những thuốc cơ bản này, người bị đau bả vai do thoái hóa có thể cân nhắc dùng kết hợp thêm Glucosamine sulfate. Đây là thành phần cấu tạo nên sụn khớp có vai trò hỗ trợ giảm đau và ngăn tình trạng thoái hóa khớp tiến triển. Tư vấn từ chuyên gia để nhận được lời khuyên hữu ích nhất nhé. Lập tức nghỉ ngơi tại chỗ, tránh vận động các khớp vai và bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh tầm 15 – 20 phút nhằm giảm đau tức thời.
Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc giảm nhẹ triệu chứng đau khớp bả vai và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì một cuộc sống không đau nhức bạn nhé!
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
1. Why Does My Shoulder Hurt?
https://www.healthline.com/health/chronic-pain/shoulder-pain#prevention
2. How does the shoulder work?
https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/shoulder-pain/