Đau vai gáy là hiện tượng phổ biến, gây ra các cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Trong bài viết bên dưới, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân đau vai gáy và những cách khắc phục giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
1. Thế nào là đau vai gáy?
Đây là tình trạng cơ ở vùng vai gáy bị căng cứng, gây ra các cơn đau nhức ở nhiều mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Triệu chứng bệnh ngoài trừ đau nhức vai gáy, còn kèm theo một số biểu hiện khác như:
- Ngứa ran
- Đau nửa đầu vai gáy
- Các cơn đau co thắt
- Tê một phần hoặc toàn bộ cánh tay
2. Nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy
Tổn thương mô mềm
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến đau cổ vai gáy rất khó để xác định. Nhưng nhìn chung, đa phần cơn đau đều xuất phát từ việc các mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng bị tổn thương. Sau đây là một số hành động trong cuộc sống hằng ngày có thể dẫn đến bệnh đau vai gáy:
- Ngủ trên gối quá cao hoặc nhiều gối chồng lên nhau
- Ngủ gục đầu mà không được tựa vào vật gì hoặc gối nâng đỡ
- Ngồi làm việc sai tư thế sai tư thế trong nhiều giờ liền
- Vận động quá mức hoặc nâng vật nặng lâu
- Viêm nhiễm như viêm gân vai, viêm bao hoạt dịch
- Gãy xương như xương bả vai, xương đòn
Thoái hóa cột sống

Các đốt sống, đĩa đệm ở cổ có thể bị mài mòn theo thời gian hoặc bị tổn thương, dẫn đến những cơn đau vai gáy cổ mãn tính và dai dẳng. Nếu bệnh tiến triển, người bệnh có thể bị mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột. Nguyên nhân thoái hóa chủ yếu vẫn do quá trình lão hóa, nhưng một số bệnh nền sau vẫn có thể thúc đẩy hiện tượng thoái hóa:
- Đau dây thần kinh vai gáy
- Viêm khớp dạng thấp
- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Viêm bao hoạt dịch
- Viêm khớp cổ và sa đĩa đệm
Hội chứng cổ vai cánh tay
Đây là một bệnh lý do các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống ở cổ bị kích thích, gây đau và lan dần xuống cánh tay. Sau đây là một số triệu chứng chính của hội chứng này:
- Đau vai gáy tê tay
- Cảm giác như kim đâm trên tay
- Ngứa ran hoặc tê ở ngón tay hoặc bàn tay
- Đau hoặc yếu một phần của cánh tay
Những nguyên nhân hiếm gặp
Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây đau vai gáy và có thể bị biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Ung thư
- Chấn thương nghiêm trọng
- Tổn thương dây thần kinh, đốt sống hoặc tủy sống
- Rối loạn xương
3. Những ai dễ bị đau vai gáy
Một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao bị đau mỏi vai gáy hơn:
- Các nghề nghiệp như nhân viên văn phòng, những bác tài xế, đặc biệt là tài xế xe tải, những người bốc vác hoặc những người lao động nặng
- Những người có dị tật bẩm sinh ở vùng cổ vai gáy
- Những người có bệnh lý nền liên quan đến vùng vai gáy như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, ung thư, sỏi mật hoặc túi mật ..
4. Phương pháp điều trị đau vai gáy

Thông thường, các cơn đau có cường độ từ nhẹ đến trung bình có thể thuyên giảm sau 6 – 10 ngày tự điều trị tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp điều trị:
- Tạm dừng chơi thể thao hoặc các hoạt động có thể khiến cơn đau nghiêm trọng hơ
- Chườm đá lên vùng bị đau trong ba ngày đầu tiên kể từ khi cơn đau xuất hiện, điều này sẽ giúp giảm sưng và giảm viêm. Cách chườm là quấn túi đá vào một chiếc khăn và đắp lên khu vực đau tối đa 20 phút, thực hiện 5 lần một ngày.
- Chườm nóng bằng miếng đệm hoặc gạc ấ Lưu ý không sử dụng gạc quá nóng đắp trực tiếp lên vùng đau vì có thể gây phỏng da và gia tăng cường độ đau. Chỉ lựa chọn một trong hai loại chườm, tránh sử dụng cả hai cùng lúc.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc một số thuốc kháng viêm như ibuprofen hoặc naproxen
- Đeo băng quấn giảm đau để giảm sưng và đau vì các loại bằng chuyên dụng thường có thuốc hoặc thảo mộc.
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và vai gáy. Cố gắng giữ lực vừa phải, hạn chế đè, nhấn hoặc lực bóp quá mạnh có thể khiến vùng bị ảnh hưởng lan rộng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào điều trị tại nhà cũng có thể giảm bớt đau. Do đó, nếu tình trạng bệnh không giảm đi mà có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hãy đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể thử các phương pháp điều trị bổ sung sau:
- Sử dụng thuốc giãn cơ
- Tiêm thuốc trực tiếp vào cổ
- Vật lý trị liệu
- Phẫu thuật
5. Đau vai gáy có phòng ngừa được không?
Một số cách dưới đây sẽ giúp phòng ngừa cơn đau hiệu quả:
- Luyện tập đi, đứng và ngồi đúng tư thế
- Tập các bài tập kéo dãn, nhưng đừng kéo căng các mô mềm quá mứ Quá trình luyện tập cần được duy trì liên tục trong thời gian dài mới phát huy tác dụng
- Nếu ngồi cả ngày, hãy nhớ đứng dậy sau mỗi 30 phút và đi bộ xung quanh tầm 5 phút để các cơ được thư giãn, phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp
- Các hoạt động lặp đi lặp lại có thể gây căng thẳng cho cổ và vai, nên đôi khi, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dụng cụ hỗ trợ để giảm thiểu căng thẳng
- Nếu bắt buộc nghe điện thoại nhiều, hãy sử dụng tai nghe thay vì dùng cổ và vai để đỡ điện thoại thường xuyên
- Sử dụng thuốc uống bổ sung Glucosamine giúp duy trì sức khỏe của sụn – mô cao su đệm xương ở các khớp – làm chậm tiến trình thoái hóa khớp.
Hy vọng các thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các tình huống dẫn đến đau cổ vai gáy và biết cách phòng ngừa tình trạng này.