Lồi đĩa đệm là một dạng bệnh nhẹ phổ biến của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống, do nhiều nguyên nhân gây ra.
Khả năng vận động của người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi những cơn đau cột sống từ nhẹ đến nặng và thu hẹp dần phạm vi hoạt động của họ. Vì thế, việc tìm hiểu rõ về căn bệnh và nhận được sự điều trị sớm sẽ giúp hạn chế tối đa biến chứng xảy ra.
Trong bài viết bên dưới, tất cả những thông tin xoay quanh bệnh lồi đĩa đệm sẽ được giải đáp tường tận. Mời bạn cùng theo dõi!
Đĩa đệm là phần mô mềm nằm giữa các đốt sống, bao gồm lớp bao xơ bên ngoài và lớp nhân nhầy bên trong. Mỗi đĩa đệm sẽ hoạt động như một bộ giảm xóc để các đốt sống không bị ma sát và hư hại trong quá trình di chuyển. Nhưng với sự bào mòn của tự nhiên, các lớp bao xơ sẽ bị suy yếu, lớp chất nhầy cũng khô dần đi và gia tăng nguy cơ tổn thương. Sự tổn thương của đĩa đệm có thể được miêu tả qua 3 giai đoạn:
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống, nhưng lồi đĩa đệm thường chỉ xảy ra ở thắt lưng hay đốt sống cổ.
Sau đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng phồng, lồi đĩa đệm:
Lồi đĩa đệm thường không phát hiện được trong nhiều năm liền do bệnh không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, theo thời gian các đĩa đệm phồng và lồi ra nhiều hơn, một vài triệu chứng sau sẽ bắt đầu xuất hiện:
Bệnh lồi đĩa đệm thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi một đĩa đệm phình và lồi ra khỏi vị trí, không gian của chúng có thể bị thu hẹp và bắt đầu chèn ép các dây thần kinh xung quanh. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ bị đau lưng, đau cổ, nhưng càng về sau, bệnh càng tiến triển, chân sẽ bị yếu dần và tê cứng, dẫn đến đi lại khó khăn hay thậm chí là không di chuyển được.
Phồng lồi đĩa đệm trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép các rễ thần kinh và tủy sống.
Tình trạng lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây ra các cơn đau thắt lưng và dần dần, các cơn đau này có thể lan xuống mông và chân, gây ra bệnh đau thần kinh tọa.
Nhiều trường hợp đĩa đệm bị lồi sẽ lành lại một cách tự nhiên nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh tiến triển thành thoát vị đĩa đệm và gây ra các cơn đau mãn tính. Vậy nên, việc áp dụng đúng phương pháp điều trị là rất quan trọng. Sau đây là một số phương pháp điều trị lồi đĩa đệm phổ biến:
Tóm lại, phình lồi đĩa đệm xảy ra khi các khớp bị thoái hóa do quá trình lão hóa gây ra. Bệnh này có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp kết hợp như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hay chăm sóc nghỉ dưỡng tại nhà.
Tuy nhiên, dân gian có câu: phòng bệnh vẫn hơn trị bệnh. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đĩa đệm phồng lên, vì gel đĩa đệm tự nhiên sẽ bị thoái hóa theo thời gian, nhưng bạn có thể tham khảo sử dụng các dạng thuốc giúp bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp và làm chậm tiến trình thoái hóa.
Các loại thuốc có thành phần glucosamine sulfate dạng tinh thể là một gợi ý dành cho bạn. Glucosamin được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng lên quá trình chuyển hóa dinh dưỡng của khớp, cải thiện khả năng hấp thu Canxi của xương và tăng sản xuất chất nhầy nên tăng độ nhớt của chất nhầy dịch khớp. Từ đó, có thể giúp cải thiện các triệu chứng hoặc phòng ngừa thoái hóa khớp phát triển.
What Are The Risks Of Disc Protrusion?
https://integrityspineortho.com/what-are-the-risks-of-disc-protrusion/
Disc Protrusion
https://radiopaedia.org/articles/disc-protrusion
Disc Protrusion