Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường và gây chèn ép vào ống sống hoặc các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có mổ thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, vì phẫu thuật là một phương pháp có độ xâm lấn cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định, liệu bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Thực chất, trong những giai đoạn đầu tiên của bệnh hoặc trong trường hợp thoát vị đĩa đệm không gây ra quá nhiều triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh chủ yếu sẽ là điều chỉnh lại hoạt động hằng ngày để tránh các cử động gây đau, dùng thuốc, tập vật lý trị liệu làm giảm triệu chứng. Đa số các trường hợp bệnh sẽ được cải thiện đáng kể nhờ các phương pháp bảo tồn kể trên nên bạn sẽ không cần phải mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là lựa chọn phù hợp hơn cho bạn, đặc biệt nếu:
Lúc này, mổ thoát vị đĩa đệm là việc nên làm. Bởi vì nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Vì vậy, nếu bạn hỏi “Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?” thì câu trả lời là tùy từng trường hợp cụ thể. Với những bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn mà không có kết quả, khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng đáng kể thì bạn nên cân nhắc đến việc mổ khi được bác sĩ khuyến nghị.
Trước khi mổ thoát vị đĩa đệm, bạn cần tìm hiểu kỹ tất cả các thông tin liên quan, bao gồm phương pháp mổ, chi phí, biến chứng mà mình có thể gặp phải sau khi phẫu thuật.
Mục đích chung của mổ thoát vị đĩa đệm là giảm bớt áp lực đè lên các dây thần kinh, từ đó giúp giảm đau và giảm các triệu chứng khác của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật phổ biến:
Tùy từng phương pháp mà chi phí mổ thoát vị đĩa đệm sẽ khác nhau. Đối với những trường hợp đĩa đệm không bị thoát vị quá nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể mổ hở. Chi phí cho một ca mổ hở dao động trong khoảng 15 -18 triệu đồng. Nếu mổ nội soi thì chi phí sẽ đắt hơn, rơi vào khoảng 40 – 50 triệu. Đặc biệt, trường hợp thoát vị đĩa đệm kèm theo tình trạng hẹp ống sống hay thoát vị ở nhiều vị trí thì chi phí mổ thoát vị đĩa đệm sẽ cao hơn, có thể lên đến 60 – 70 triệu.
Mổ thoát vị đĩa đệm thường ít gây ra biến chứng nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải các vấn đề như:
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe thật sát sao. Bởi các biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn này. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây, bạn nên báo ngay cho bác sĩ:
Sau khi phẫu thuật, bạn có thể bị đau. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi và tránh ngồi quá lâu trong vài tuần đầu sau khi mổ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh các hoạt động đặt nhiều áp lực lên cột sống như đi bộ hoặc leo cầu thang trong một thời gian.
Một số bài tập và vật lý trị liệu có thể rút ngắn thời gian hồi phục và cải thiện khả năng vận động cho người vừa mổ thoát vị đĩa đệm.
Ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng giúp việc phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm diễn ra nhanh hơn. Điều quan trọng là bạn cần uống đủ nước và bổ sung đủ chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể.
Ngoài ra, việc phải dùng thuốc giảm đau và hạn chế vận động có thể dẫn đến táo bón. Lúc này, bạn sẽ phải dùng nhiều sức hơn để đi vệ sinh và từ đó có thể gây thêm áp lực lên cột sống. Để hạn chế tình trạng táo bón, bạn nên uống nhiều nước và xây dựng một chế độ ăn nhiều chất xơ. Nếu cần, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc làm mềm phân trong vài ngày đầu sau phẫu thuật.
Dù đã thực hiện phẫu thuật nhưng bạn vẫn có khả năng tái phát thoát vị đĩa đệm trong tương lai. Vì vậy, tăng cường sức khỏe đĩa đệm là một việc vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách có thể giúp ích cho bạn:
Mổ thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp giúp bạn điều trị hiệu quả tình trạng này. Tuy nhiên, việc có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Trong trường hợp được chỉ định mổ, bạn nên tìm hiểu một số cách để giúp quá trình phục hồi nhanh hơn và hạn chế tối đa biến chứng.
Nguồn tham khảo:
Herniated disk.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/diagnosis-treatment/drc-20354101.
Herniated Disc.
https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Herniated-Disc.
Slipped (Herniated) Disc.
https://www.healthline.com/health/herniated-disk.
What to know about herniated disc surgery.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326780.
Herniated Disc Surgery: What to Expect.
https://www.healthline.com/health/bone-health/herniated-disk-surgery.
When Do I Need Surgery for a Herniated Disk?
https://www.webmd.com/back-pain/surgery-for-herniated-disk.
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, chi phí ra sao?
https://soyte.binhduong.gov.vn/Lists/giaoducsuckhoe/DispForm.aspx?ID=13&PageIndex=4.
Lumbar Herniated Disc: Should I Have Surgery?
https://www.uofmhealth.org/health-library/aa6282
8 Tips for Recovering from Herniated Disc Surgery.
https://www.healthgrades.com/right-care/herniated-disc-surgery/8-tips-for-recovering-from-herniated-disc- surgery.
Vitamins for a Herniated Disc.
https://www.livestrong.com/article/481909-vitamins-for-a-herniated-disc/.