Thoái hóa cột sống thắt lưng hiện là một trong những vấn đề cơ xương khớp phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Người mắc phải bệnh lý này thường cảm thấy mệt mỏi, bất lực vì bị cơn đau khớp mãn tính hành hạ. Một số biện pháp đơn giản tại nhà, bệnh nhân có thể xoa dịu đau đớn và cải thiện chức năng cột sống hiệu quả.
Dù việc chăm sóc tại nhà được xem là an toàn với hầu hết đối tượng bị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước. Lúc này, họ sẽ xem xét và đưa ra lời khuyên thiết thực nhất về phương pháp hỗ trợ điều trị nào là an toàn mà bạn có thể áp dụng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính tiến triển chậm trong đó phần sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa. Điều này khiến cho người bệnh gánh chịu cơn đau âm ỉ tại vùng thắt lưng, tê bì ở chân hoặc rối loạn cảm giác, từ đó làm suy giảm khả năng vận động.
Thống kê cho thấy, bệnh thường gặp ở đối tượng từ 50 trở lên, đặc biệt là nữ giới. Có một số yếu tố làm cho bệnh khởi phát chẳng hạn như: tuổi tác, tính chất công việc (thường xuyên mang vác nặng, đứng ngồi quá lâu…), dinh dưỡng kém, thừa cân, béo phì…
Thoái hóa cột sống nói chung có chữa được hay không còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hướng điều trị hiện nay là tập trung vào việc khắc phục triệu chứng, thay đổi lối sống của người bệnh nhằm làm chậm quá trình lão hóa . Vấn đề này sẽ được chia sẻ cụ thể hơn ở những phần sau.
Như vừa trình bày, cách điều trị thoái hóa cột sống sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nhưng dù là tình huống nào đi chăng nữa thì bạn vẫn phải chú ý một số điểm quan trọng sau nhằm kiểm soát và giảm các triệu chứng của bệnh:
Người mắc bệnh này thường sẽ có biểu hiện đau và cứng khớp vào buổi sớm ngay khi vừa thức dậy hoặc chuẩn bị bắt đầu tập thể dục. Những lúc như thế này, tốt nhất bạn nên ngừng mọi hoạt động đang làm và nghỉ ngơi.
Song song với đó, người bệnh có thể thực hiện tư thế yoga child’s pose (tư thế đứa trẻ) vừa có tác dụng nghỉ ngơi, vừa giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra, bài tập này cũng được chứng minh là có lợi cho việc điều chỉnh vùng lưng, xương sống và tăng cường sự dẻo dai tại những vị trí này. Nhưng nếu cơn đau tại vùng thắt lưng trở nặng thì bạn nên nghỉ ngơi tại giường từ 1 – 2 ngày và hạn chế vận động mạnh.
Chườm là phương pháp dễ thực hiện và ít tốn kém nhằm hỗ trợ giải quyết các cơn đau do thoái hóa khớp. Tuy vậy, không phải ai cũng rõ khi nào nên chườm ấm và lúc nào mới cần chườm lạnh. Về cơ bản, phương pháp chườm nóng dựa trên việc sử dụng nhiệt để kích thích lưu thông máu, thư giãn các cơ bị xơ cứng; trong khi chườm lạnh sử dụng hơi lạnh để làm co mạch máu, giảm tuần hoàn đến vùng bị ảnh hưởng, từ đó làm chậm quá trình viêm và giảm sưng tấy (biện pháp này cũng được khuyến khích sử dụng cho những tổn thương cấp tính).
Liệu người bệnh có được sử dụng luân phiên cả 2 phương pháp này để giảm đau do thoái hóa cột sống thắt lưng hay không. Câu trả lời là “Được” bạn nhé. Bệnh nhân có thể áp dụng chườm ấm vào buổi sáng để thư giãn các khớp và chườm lạnh để giảm sưng, viêm vài giờ sau đó. Nhưng lưu ý cả 2 cách chườm chỉ nên thực hiện trong vòng 10 – 15 phút mỗi lần và không được để nước nóng hoặc đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da.
Cột sống là phần quan trọng trong khung xương người bởi nó gánh chịu nhiều áp lực từ các hoạt động hằng ngày. Nhưng trên thực tế, cột sống chỉ có thể chịu đựng trọng lượng nhất định. Do vậy, tình trạng tăng cân quá mức sẽ tạo thêm áp lực cho cột sống và đẩy nhanh quá trình thoái hóa hơn nữa.
Chính vì vậy mà việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với việc luyện tập sẽ giúp bạn duy trì được cân nặng ổn định, giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng khôn lường do thoái hóa cột sống.
Một số thiết bị sau đây có thể hữu ích cho bạn trong việc ổn định và làm giảm áp lực ở vùng thắt lưng:
Với người bị thoái hóa cột sống thắt lưng, trong khi việc thực hiện vật lý trị liệu kết hợp cùng các bài tập cường độ nhẹ cho hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh tích cực thì một số hoạt động sau đây lại làm tăng gánh nặng cho cột sống và bắt buộc bạn phải điều chỉnh lại, điển hình như:
Ngoài những lưu ý vừa trình bày, người bị thoái hóa cột sống thắt lưng cũng nên quan tâm đến việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp, thông dụng là glucosamine. Thành phần này khi vào cơ thể có tác dụng kích thích tế bào mô sụn, ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp và làm tăng sinh sụn khớp.
Bạn có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung glucosamine ở dạng glucosamine sulfates sẽ hấp thu nhanh hơn và có nhiều nghiên cứu trên các đối tượng sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng glucosamine.
Một số loại hình luyện tập sau đây có thể hữu ích trong việc hạn chế sự tiến triển của thoái hóa cột sống:
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị bệnh cho chính mình và người thân.
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
1. Osteoarthritis of the Spine
https://www.healthline.com/health/osteoarthritis-spine
2. Self Care and Exercise to Treat Spine Osteoarthritis
3. Spinal Osteoarthritis (Degenerative Arthritis of the Spine)
https://www.webmd.com/osteoarthritis/spinal-osteoarthritis-degenerative-arthritis-of-the-spine