Trật khớp cổ tay do chấn thương thể thao: Cách xử trí và phòng ngừa

Trật khớp cổ tay là tình trạng chấn thương khá thường diễn ra khi tập thể thao nếu như người tập luyện không chú ý. Tuy vậy, để hạn chế nguy cơ dị tật hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn không nên xem nhẹ mà cần biết cách sơ cứu trước khi đưa đến bệnh viện.

Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin hữu ích về tình trạng trật khớp cổ tay và cách bảo vệ cơ thể trước những chấn thương không mong muốn.

I. Những môn thể thao dễ khiến trật khớp cổ tay

Một số môn thể thao có thể thiến người tập luyện bị chấn thương nếu như khởi động không kỹ hoặc vô tình gặp tai nạn:

  • Bóng rổ
  • Trượt ván
  • Bóng chày
  • Tập thể hình
  • Nhảy hiện đại
  • Thể dục dụng cụ.

Bên cạnh những môn thể thao trên, bạn vẫn có thể bị chấn thương bất cứ lúc nào khi vận động. Do vậy, việc chú ý quan sát và phòng tránh chấn thương là điều khá cần thiết.

II. Dấu hiệu nhận biết trật khớp cổ tay

Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi bị trật khớp cổ tay thường xoay quanh cảm giác đau dữ dội, cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn cố gắng cử động cổ tay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chú ý đến một số tình trạng như sau:

  • Sưng tấy
  • Bầm tím
  • Cổ tay bị căng cứng
  • Biến dạng phần cổ tay
  • Cảm giác đau khó chịu khi chạm nhẹ vào
  • Không thể cử động cổ tay một cách thoải mái
  • Xuất hiện cảm giác châm chích ở ngón tay, chẳng hạn như đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

Các chuyên gia cũng đã đưa ra lưu ý rằng dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp cổ tay khá giống với tình trạng bị rạn xương, gãy xương. Do vậy khi cảm thấy sự bất thường tại vị trí cơ thể này, bạn đừng nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời,

III. Cách xử lý nhanh khi bị trật khớp cổ tay

Để giúp cho cổ tay nhanh chóng hồi phục nhằm quay lại trạng thái sinh hoạt như bình thường, việc xử lý nhanh khi bị trật khớp cũng là điều mà người thường xuyên tập luyện thể thao nên chú ý:

1. Phương pháp RICE

RICE là biện pháp sơ cấp cứu khi mắc phải chấn thương do thể thao như trật khớp cổ tay, bong gân… Chi tiết của biện pháp này như sau:

Rest (nghỉ ngơi): Bạn cần hạn chế cử động ngay sau khi bị chấn thương để giúp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ xung quanh hoặc phần xương bên trong. Ngoài ra nghỉ ngơi cũng để cơ thể tập trung đủ năng lượng để bắt đầu quá trình lành thương.

Ice (chườm đá): Chườm đá hay còn có tên gọi khác là chườm lạnh sẽ giúp làm dịu vùng da đang bị tổn thương cũng như hỗ trợ giảm đau cho bạn cũng như giảm sưng tấy về sau. Mặt khác, nên dùng đá viên nhỏ, bọc trong khăn vải để chườm và thời gian chườm chỉ nên kéo dài từ 10-15 phút nhằm đề phòng nguy cơ bị bỏng lạnh bạn nhé. Lưu ý nữa là không nên xoa bóp và dùng dầu nóng bôi lên cổ tay bởi sẽ gây giãn mạch, khiến cổ tay sưng to hơn nữa.

Compression (băng ép): Dùng băng ép vết thương lại có thể giúp giảm sưng cũng như giúp giảm đau một phần.

Elevation (nâng lên): Khi cổ tay bị trật do chấn thương lúc tập thể thao, bạn hãy nâng cao tay lên quá vị trí trái tim. Điều này sẽ giúp giảm sưng, khuyến khích tuần hoàn máu.

2. Đi khám bác sĩ

Khi đến phòng khám, bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-Quang kết hợp quan sát, sờ nắn để đưa ra các phương án điều trị hiệu quả cho bạn, chẳng hạn như:

  • Nẹp, cố định
  • Tập vật lý trị liệu
  • Điều trị bằng thuốc
  • Điều trị trật khớp cổ tay bằng phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng, tổn thương đến gân và các cơ quan khác.

Thời gian hồi phục cho chứng trật khớp cổ tay tùy thuộc vào mức độ trật khớp của bạn, có thể từ 2-3 tháng trong trường hợp nhé hoặc kéo dài đến 1 năm để phục hồi hoàn toàn. Trong quãng thời gian này, hãy cố gắng tránh gây áp lực lên cổ tay bất cứ khi nào có thể.

IV. Phương pháp phòng tránh trật khớp cổ tay khi tập thể thao

Để hạn chế nguy cơ cổ tay bị chấn thương khi chơi thể thao, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

  • Khởi động một cách kỹ lưỡng
  • Tập luyện đúng kỹ thuật
  • Biết cách dùng các dụng cụ tập luyện
  • Không tập luyện quá sức
  • Đeo băng bảo vệ cổ tay
0/5 (0 Reviews)

Các bài liên quan

Thoát vị đĩa đệm là gì, thường gặp ở vị trí nào?

Thoát vị đĩa đệm là gì, thường gặp ở vị trí nào?

Thoát vị đĩa đệm là gì? Đây là một tình trạng phổ biến, dẫn đến đau cổ, lưng hoặc chân, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong bài viết bên dưới, hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về căn bệnh này, cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh. I. […]
Mổ thoát vị đĩa đệm nên hay không nên?

Mổ thoát vị đĩa đệm nên hay không nên?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường và gây chèn ép vào ống sống hoặc các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có mổ thoát vị đĩa đệm. […]
www.otomersin.com - www.eskisehiritiraf.com - www.escortbodrum.pro - www.eskisehirforum.com - www.mersinmeslek.com - https://opusiptv.com - www.escortbursali.com - www.izmirescort.info.tr - www.izmirescort.biz.tr - www.mersinescortelif.com -

Personel Sağlık Net