Viêm khớp háng không phải là vấn đề quá xa lạ hiện nay. Bởi tình trạng này có tỷ lệ người mắc cao và gây ra nhiều phiền toái, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc đi đứng của bệnh nhân. Liệu rằng bạn đã hiểu biết hết về bệnh lý này hay chưa?
Nếu chưa, bài đọc sau sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản nhất về phân loại viêm khớp háng, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Trước khi bước vào tìm hiểu khái niệm viêm khớp háng, bạn cần biết khớp háng là một trong những khớp lớn nhất của cơ thể giữ vai trò hết sức quan trọng quyết định khả năng vận động và di chuyển. Vì phải gánh đỡ một phần trọng lượng cơ thể nên bộ phận này rất dễ bị tổn thương, viêm khớp háng là một trong số đó.
Về lý thuyết, đây là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng sụn ở khớp háng bị mài mòn khiến phần xương dưới sụn lộ ra, cọ xát vào nhau làm cho người bệnh phải hứng chịu những cơn đau nhức, khó chịu vô cùng, nhất là khi đi lại.
Hơn nữa, bệnh nếu không sớm phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng đáng sợ như: teo cơ vùng mông, đùi; biến dạng khớp; bệnh tim mạch hoặc thậm chí gây tàn phế, mất khả năng vận động.
Bệnh viêm khớp này chẳng loại trừ một ai và thường được phân thành hai loại chủ yếu sau đây:
Tình trạng viêm khớp này có thể bắt nguồn từ những bệnh lý chẳng hạn:
Viêm khớp háng còn có thể xảy ra do:
Theo giới chuyên gia, tùy vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể, ở giai đoạn khởi phát các triệu chứng không xuất hiện rõ ràng, người bệnh thường hay có dấu hiệu tê mỏi, đau nhức tại khớp háng. Cơn đau sẽ tăng nếu vận động nhiều và giảm dần khi nghỉ ngơi. Đau không chỉ khu trú tại khớp háng mà còn lan sang phần mông, đùi khiến người bệnh không đứng được lâu hoặc gặp khó khăn khi di chuyển.
Nếu không sớm phát hiện và can thiệp, bệnh tiến triển nặng sẽ gây đau nhức nhiều hơn. Cơn đau xuất hiện dồn dập đặc biệt là vào sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng. Quan sát thấy nhiều trường hợp các triệu chứng viêm khớp háng cũng tăng khi “trái gió trở trời” (thời tiết nóng, lạnh đột ngột).
Ở giai đoạn cuối thì cơn đau không còn tính quy luật mà xuất hiện vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Khớp trở nên khô cứng, không thể cử động, thậm chí cơ bắp quanh khớp bị teo làm cho người bệnh không còn khả năng xoay, gập người hoặc dạng háng. Đây là giai đoạn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất cho người bệnh.
Ngoài những triệu chứng vừa trình bày, người mắc bệnh viêm xương khớp liên quan đến yếu tố tự miễn hoặc lupus ban đỏ hệ thống có thể gặp tình trạng mệt mỏi, sốt hoặc suy nhược cơ thể.
Nếu nghi ngờ bản thân có những biểu hiện của bệnh viêm khớp háng như vừa rồi, bạn nên lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay. Tại đây, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử cùng các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Kế đến, họ sẽ cho bạn tiến hành kiểm tra thể chất hoặc làm thêm một số xét nghiệm nhằm củng cố kết quả chẩn đoán. Cụ thể như sau:
Thực tế vẫn chưa có một phương thuốc nào chữa khỏi dứt điểm bệnh lý này. Vì thế mà hướng điều trị hiện nay sẽ tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Hai trong số những cách điều trị thường được áp dụng nhất là:
Điều trị không phẫu thuật bao gồm sử dụng thuốc và thay đổi lối sống cho người bệnh. Đối với thuốc điều trị, tùy vào thể trạng sức khỏe và giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng:
Ngoài dùng thuốc, người bệnh còn được khuyên nên có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp hoặc tham gia vật lý trị liệu nhằm cải thiện sức khỏe cho cơ, khớp hỗ trợ cho việc điều trị viêm khớp háng.
Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi mà bệnh tiến triển quá nặng và những phương pháp vừa rồi không cho hiệu quả nữa. Việc phẫu thuật có thể thay toàn bộ hoặc một phần khớp háng nhưng quyết định có thực hiện hay không còn phải dựa vào nhiều yếu tố như độ tuổi hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Để việc điều trị bệnh cho hiệu quả tích cực, bạn cần chú ý những điểm sau:
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh